- 1. Oxy xâm nhập vào hệ thống qua các con đường:
· Nguồn nước cấp cho hệ thống
· Bình giản nở hở
· Các van xả khí (khi áp suất hệ thống không ổn định)
· Thẩm thấu qua lớp màn của bình giản nở kín
· Nước water make up
2. 2. Lượng cặn cáu Oxit sắt trong hệ thống từ các nguồn, tính cho 1 chu kỳ nạp khí bình giản nở kín (khoảng 6 tháng):
· Nguồn nước: 40 gram Fe3O4/1 khối nước
· Không khí bị bậy lại trong các đường ống: 45 gram Fe3O4/ 1 khối nước
· Không khí thẩm thấu từ màng của bình giản nở kín: 435 gram Fe3O4/ 1 khối nước
Trung bình cứ mỗi khối nước của hệ thống thì tạo ra 520 gram rỉ sét Fe3O4 và 165 Lit Nitơ
3. 3. Rỉ sét gây ra các vấn đề:
· Bám vào về bặt bên trong dàn coil FCU, AHU, PAU, Chiller,… làm giảm khả năng truyền nhiệt làm giảm công suất thiết bị và giảm hiệu suất toàn hệ thống, tăng lượng điện tiêu thụ
· Rỉ sét càng nhiều nghĩa là các đường ống đang bị ăn mòn càn lớn, làm hư ống, xì xọt
· Rỉ sét bám trên bề mặt van thì làm hư van, các van cân bằng PICV khi bị bám rỉ sét sẽ bị hư chức năng đóng mở van
4. 4. Khí Nitơ gây ra các vấn đề:
· Ni tơ dạng bọt nằm trong coil FCU, AHU, PAU… làm giảm diện tích truyền nhiệt, giảm công suất, đồng thời tăng trở lực dòng nước, giảm hiệu suất toàn hệ thống
· Ni tơ dạng bọt làm gây va đập tại van, các thiết bị gây tiếng ồn và phá hoại thiết bị, giảm tuổi thọ hệ thống
5. 5. Oxy trong nước tác dụng với vật liệu sắt của đường ống gây ra rỉ set Fe3o4 (màu đen), Fe2O3 (màu đỏ cam):
· Fe2O3
· Fe3O4
1.
6. Trong môi trường nước luôn tiếp xúc khí trời (tương đương giải pháp bình giản nở hở) thì khi Oxy trong nước tác dụng với Fe, lượng oxy trong nước luôn được lấy từ không khí, tạo lượng Oxy dồi dào trong nước, phản ứng sẽ cho ra Oxit Fe2O3 màu đỏ
2. 7. Trong môi trường ít không khí (tương đương giải pháp bình giản nở kín) thì phản ứng tạo ra Oxit Fe3O4 (màu đen)
3. 8. Khi Oxit Fe2O3 đã tồn tại sẵn trong nước, ta ngăn không cho không khí tiếp tục cấp Oxy cho nước (đóng hệ thống lại, chuyển từ bình giản nở hở sang bình giản nở kín hoặc bộ điều áp), thì Oxit Fe2O3 có khuynh hướng biến thành Oxit Fe3O4 (màu đen)
4. 9. Oxit sắt Fe3O4 màu đen nếu tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang Fe2O3 nhưng tốt độ rất chậm, thực nghiệm cho thấy sau 24h, chỉ một lượng ít, khoảng 5% chuyển sang Fe2O3 màu đỏ. Nhưng khi cho thêm muối NaCl vào thì quá trình chuyển thành Fe2O3 diễn ra nhanh
5. 10. Nước nung sôi, sau đó đổ vào ống sắt, bịt nắp lại, sau 24h, xuất hiện rất ít Oxit sắt Fe3O4, chứng tỏ nước khi nhiệt độ cao thì không khí trong nước cũng giảm đi rất nhiều, chỉ còn 1 lượng rất nhỏ.
6. 11. Oxit sắt Fe2O3 không bị hút bởi nam châm,
7.
8. Giải pháp giúp năng rỉ sét đường ống và tách cặn:
· Ngăn Oxy tiếp xúc với nước: dùng bộ điều áp thay cho các giải pháp bình giản nở hở
· Tách toàn bộ không khí tồn tại dạng hấp thụ trong nước ra khỏi nước: dùng bộ tách khí chân không, là một chức năng của bộ điều áp. Không tồ tại Oxy trong nước thì không xảy ra phản ứng tạo Oxit sắt, không gây ra cặn cáo đường ống
· Khi dùng bộ điều áp thì lượng Oxy nếu có tồn tại thì cũng ở mức độ rất thấp, lượng Oxy này chỉ tạo ra Oxit Fe3O4 (màu đen) trong nước, có thể dùng giải pháp tách cặn Oxit này bằng nam châm dễ dàng sau đó xả ra ngoài
· Ngoài ra bộ điều áp còn có các chức năng: điều áp duy trì áp suất hệ thống không đổi, tách toàn bộ không khí ra khỏi nước bằng phương pháp chân không, water make up tự động, tách cặn bằng phương pháp từ nam châm, tách cặn 60 micron bằng lọc